Theo đại biểu Quốc hội, tín dụng đen bủa vây những người yếu thế, từ thành thị tới nông thôn, khiến họ cùng quẫn.
Góp ý kiến về kinh tế xã hội tại phiên thảo luận ngày 26/10, đại biểu Đinh Duy Vượt nêu thực trạng tín dụng đen hoành hành, gây bất an xã hội. Ông cho biết, loại hình cho vay lãi suất cắt cổ này đang bủa vây người yếu thế, từ thành thị đến nông thôn, tới từng ngóc ngách, bản làng.
Vì hoàn cảnh túng quẫn, bí bách những người dân nghèo với sức phòng vệ kém đành chấp nhận vay. Nhưng điều đại biểu tỉnh Gia Lai lo ngại hơn cả, là với cách đòi nợ kiểu xã hội đen hiện nay, họ buộc mất đất, mất nhà, đẩy gia đình vào cảnh nghèo đói.
"Nhiều người vì cùng quẫn trong vòng vây nợ lãi cao trở thành “những chị Dậu mới”, thậm chí cùng quẫn, gây hậu quả lớn đến trật tự xã hội", ông nêu.
Tuy nhiên, các cơ quan tư pháp rất khó khăn trong xử lý cả về hình sự, hành chính bởi các quy định hiện nay bất cập, thiếu chặt chẽ. Tín dụng đen cũng lộ rõ nhiều bất cập trong xã hội, các tổ chức chính trị xã hội. Ông kiến nghị cơ quan quản lý quyết liệt chỉ đạo, đẩy lùi và ngăn chặn tình trạng này.
Tại cuộc họp trực tuyến ngành công an vào tháng 6/2018, Bộ trưởng Công an Tô Lâm cũng cho biết, báo cáo của các địa phương cho thấy tình hình tội phạm về tín dụng đen, cho vay nặng lãi đang diễn ra rất phức tạp. Nhiều tổ chức làm ăn phạm pháp thường tìm đến tín dụng đen vì dễ tiếp cận vốn mà không cần phải chứng minh...
Việc cho vay tín dụng đen hiện nay đi liền với tài sản thế chấp là đất đai, nhà cửa, ruộng vườn; chỉ vài ngày nếu người dân không trả được tiền có thể bị mất nhà. "Vì thế bản chất việc cho vay này gần như cướp ngày", thượng tướng nhấn mạnh.
Lấy ví dụ về điểm nóng tín dụng đen tại tỉnh Gia Lai, Bộ trưởng cho biết dù đây là tỉnh cao nguyên còn có nhiều hộ nghèo song có tới trên 500 cơ sở cho vay nặng lãi.
Anh Minh
Góp ý kiến về kinh tế xã hội tại phiên thảo luận ngày 26/10, đại biểu Đinh Duy Vượt nêu thực trạng tín dụng đen hoành hành, gây bất an xã hội. Ông cho biết, loại hình cho vay lãi suất cắt cổ này đang bủa vây người yếu thế, từ thành thị đến nông thôn, tới từng ngóc ngách, bản làng.
Vì hoàn cảnh túng quẫn, bí bách những người dân nghèo với sức phòng vệ kém đành chấp nhận vay. Nhưng điều đại biểu tỉnh Gia Lai lo ngại hơn cả, là với cách đòi nợ kiểu xã hội đen hiện nay, họ buộc mất đất, mất nhà, đẩy gia đình vào cảnh nghèo đói.
"Nhiều người vì cùng quẫn trong vòng vây nợ lãi cao trở thành “những chị Dậu mới”, thậm chí cùng quẫn, gây hậu quả lớn đến trật tự xã hội", ông nêu.
Tuy nhiên, các cơ quan tư pháp rất khó khăn trong xử lý cả về hình sự, hành chính bởi các quy định hiện nay bất cập, thiếu chặt chẽ. Tín dụng đen cũng lộ rõ nhiều bất cập trong xã hội, các tổ chức chính trị xã hội. Ông kiến nghị cơ quan quản lý quyết liệt chỉ đạo, đẩy lùi và ngăn chặn tình trạng này.
Tại cuộc họp trực tuyến ngành công an vào tháng 6/2018, Bộ trưởng Công an Tô Lâm cũng cho biết, báo cáo của các địa phương cho thấy tình hình tội phạm về tín dụng đen, cho vay nặng lãi đang diễn ra rất phức tạp. Nhiều tổ chức làm ăn phạm pháp thường tìm đến tín dụng đen vì dễ tiếp cận vốn mà không cần phải chứng minh...
Việc cho vay tín dụng đen hiện nay đi liền với tài sản thế chấp là đất đai, nhà cửa, ruộng vườn; chỉ vài ngày nếu người dân không trả được tiền có thể bị mất nhà. "Vì thế bản chất việc cho vay này gần như cướp ngày", thượng tướng nhấn mạnh.
Lấy ví dụ về điểm nóng tín dụng đen tại tỉnh Gia Lai, Bộ trưởng cho biết dù đây là tỉnh cao nguyên còn có nhiều hộ nghèo song có tới trên 500 cơ sở cho vay nặng lãi.
Anh Minh
tin tuc noi bat,
